Số tự động là gì vậy ?

4 ký hiệu P - R - N - D  trên cần số xe tự động VinFast 

Xe số tự động là gì? Đây là dòng xe sử dụng hộp số AT giúp tối ưu các thao tác cho người dùng trong quá trình điều khiển phương tiện. Hầu hết các dòng xe ô tô mới, đặc biệt là phiên bản cao cấp đều được nhà sản xuất trang bị hộp số tự động nhằm thúc đẩy hệ truyền động, cho vòng tua máy lý tưởng giúp xe di chuyển ổn định và êm ái.

Hiện nay, các loại hộp số của xe số tự động thường được trang bị 4 – 8 cấp. Theo đó, số cấp càng cao thì khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe càng lớn. Để nhận biết các loại xe số tự động, người dùng có thể quan sát vị trí ghế lái: xe không có bàn đạp ly hợp và cần số tự động có các ký hiệu P-R-N-D.

1. Xe số tự động là gì?

Xe số tự động là dòng xe sử dụng loại hộp số có khả năng tự sang số (hộp số Automatic Transmission), góp phần giảm bớt thao tác điều khiển giúp người lái tập trung quan sát và xử lý tình huống trong quá trình vận hành xe.

Xe số tự động được đánh giá là dễ sử dụng hơn so với xe số sàn

Xe số tự động được đánh giá là dễ sử dụng hơn so với xe số sàn với hệ thống bánh răng truyền động thủ công, yêu cầu người lái phải thực hiện thao tác ngắt côn rồi mới có thể chuyển số bằng cần số tay.

2. Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe số tự động

Ký hiệu trên cần số xe tự động thường có 4 loại chính: P, R, N D được sắp xếp theo đường ziczac hoặc thẳng hàng, mỗi ký hiệu thể hiện một ý nghĩa khác nhau. Người lái xe cần nắm rõ ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe số tự động, vị trí và cách sử dụng của từng ký hiệu để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

2.1. P – Bãi đậu xe

Ký hiệu P thể hiện số đỗ, được sử dụng khi khởi động hoặc dừng xe. Người điều khiển có thể dùng cần số P để kéo phanh tay nhằm tăng tính an toàn cũng như hạn chế hư hại hộp số trong trường hợp có lực lớn tác động vào phía sau xe.

2.2. R – Đảo ngược

Ký hiệu R được gọi là số lùi, được dùng khi muốn lùi xe. Một điều người lái cần lưu ý là không nên dùng số lùi khi xe chưa dừng hoàn toàn. Thay vào đó, người điều khiển ô tô có thể dùng chân để đạp phanh rồi mới về số, sau đó mới nhả phanh từ từ để đảm bảo an toàn.

2.3. N – Trung lập

Ký hiệu N còn được gọi là số More. Thực tế, số N biểu thị xe đang trong trạng thái tự nhiên nghĩa là động cơ hoạt động nhưng bánh xe không di chuyển. 

Để đảm bảo an toàn, người lái xe không nên về số N khi xe đang vận hành. Khi đó, người lái sẽ khó kiểm soát tốc độ. Thời điểm lý tưởng để sử dụng số N là khi dừng xe để sửa chữa, bảo dưỡng hoặc trong lúc đỗ xe, dừng đèn đỏ. Cùng lúc về số N, người dùng nên kết hợp đạp phanh chân hoặc kéo phanh tay để đảm bảo an toàn.

2.4. D – Drive

Ký hiệu D còn được gọi là số tiến. Số D được kích hoạt khi xe chuyển động trên đoạn đường bằng phẳng và điều kiện thời tiết ổn định. Nếu điều khiển xe trong điều kiện địa hình trơn trượt, nhiều dốc thì người lái nên chuyển qua chế độ bán tự động để giữ cho máy khỏe cũng như kiểm soát tốc độ tốt hơn.4 ký hiệu P - R - N - D  trên cần số xe tự động VinFast 

4 ký hiệu P – R – N – D  trên cần số xe tự động VinFast 

Bên cạnh 4 ký hiệu phổ biến trên cần số xe tự động, một số dòng xe còn có thêm nhiều ký hiệu khác với các chức năng đa dạng như:

2.5. M – Manual

Ký hiệu M có chức năng tương tự số sàn, giúp cho xe chuyển qua số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại. M thường có thêm dấu “+” (biểu thị tăng số) hoặc dấu “-” (biểu thị giảm số).

2.6. S – Sport

Ký hiệu S là chế độ lái thể thao với chức năng chuyển số tùy ý muốn của người lái, tương tự như số M. Chế độ này giúp xe tăng tốc nhanh, mang đến cảm giác lái thể thao mạnh mẽ.

2.7. L – Low

Số Low còn gọi là số thấp, sử dụng trong các tình huống lên dốc, xuống dốc hoặc mang tải nặng.

2.8. B – Brake

Số B là số hãm, gần giống như số L, hỗ trợ hãm tốc trong trường hợp xe xuống dốc.

2.9. OD – Overdrive

Số OD là chế độ tăng tốc nhanh, thường được sử dụng trong tình huống đổ đèo và vượt tốc.

2.10. D1 – Drive 1, D2 – Drive 2

D1, D2 được dùng để người lái di chuyển trên những con đường gồ ghề, không bằng phẳng hoặc cần di chuyển chậm.

3. Ưu, nhược điểm của xe số tự động

Sau khi đã biết về xe số tự động là gì, tiếp theo cùng so sánh với các loại xe truyền thống, xe số tự động có nhiều cải tiến mới mang đến những trải nghiệm hoàn thiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm nổi bật, dòng xe này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Dưới đây là chi tiết ưu nhược điểm của xe số tự động.

3.1. Ưu điểm của xe số tự động

So với xe số sàn, xe số tự động có một số ưu điểm sau:

  • Chuyển số dễ dàng và nhanh chóng giúp người lái di chuyển, tăng, giảm tốc thuận tiện và ít gây tiếng ồn hơn xe số sàn.
  • Dễ điều khiển ngay cả trong điều kiện giao thông đông đúc: Khi sử dụng xe số tự động, người lái dễ dàng thực hiện thao tác khởi động, dừng xe, tăng tốc hay giảm tốc độ trong mọi điều kiện địa hình.
  • Hạn chế khả năng chết máy: Với xe số sàn, việc dừng đèn đỏ quá lâu có thể khiến xe bị chết máy. Tuy nhiên, nguy cơ này được giảm đi rõ rệt khi sử dụng hộp số tự động.

3.2. Nhược điểm của xe số tự động

Khi chạy xe đường dài, xe số tự động có thể tốn nhiều nhiên liệu hơn so với xe số sàn. Tuy nhiên, các dòng xe hiện đại đã khắc phục đáng kể nhược điểm này.

4. Lưu ý khi lái xe số tự động

Với các đặc tính của hộp số tự động, người điều khiển xe, đặc biệt là người mới bắt đầu lái dòng xe số tự động nên lưu ý khi lái xe số tự động các điểm sau:

  • Trong suốt thời gian lưu thông, khi đạp ga hoặc phanh, người lái chỉ nên dùng chân phải thay vì hai chân để tránh nguy cơ nhầm lẫn hai bàn đạp này.
  • Mỗi khi chuyển số, ví dụ như từ P qua D, từ N qua R, người điều khiển nên đạp phanh để kiểm soát tốc độ và tránh tình trạng xe tăng tốc bất ngờ.
  • Trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi xe đang xuống dốc, người lái không được về số N để tránh việc động cơ mất khả năng hãm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *